Giải thích về vụ nổ Tunggút

       Năm 1965, có ba nhà khoa học nêu ra ý kiến, vụ nổ lớn Tungút có khả năng là do một loại phần vật chất đến từ ngoài Vũ Trụ, một loại phản vẩn thạch gây ra. Nhưng giả thiết đó không thể tiến hành nghiệm chứng được.
        Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hyrôsima và Nagasaky Nhật Bản. Lúc đó, các nhà khoa học Mỹ đầu tiên phát hiện ra rằng quang cảnh vụ nổ Tungút rất giống với quang cảnh sau vụ nổ nguyên tử. Cùng lúc đó nhà vật lý học Liên Xô Alếchxanđrơ Casatraép, cũng phát hiện thấy như thế. Họ còn nhận thấy rằng, sự phá hủy ở vùng trung tâm nhỏ hơn rất nhiều so với vùng xung quanh.

        Cây cối vẫn đứng thẳng không bị đổ là một thí dụ rõ rệt. Ngoài ra thực vật ở vùng Tungút cũng mọc và phát triển trở lại rất nhanh. Điều đó cũng rất giống với tình hình xảy ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Ngoài ra súc vật bị bức xạ nguyên tử ở Hirôsima và Nagasaky bị thiêu bỏng cũng có hình dáng giống với súc vật vùng Tungút sau vụ nổ. Rồi thì đám khói hình nấm bốc lên sau khi nổ cũng rất giống nhau. Các nhà khoa học Liên Xô nói rằng đám khói hình nấm sinh ra ở vụ nổ Tungút lớn hơn nhiều so với dám khói hình nấm ở Hirôsima và Nagasaky, bởi vì người ta trông thấy nó từ ở khoảng cách rất xa.
         Một loạt những khảo sát được tiến hành từ năm 1958 trở về sau, đều thu được những chứng cứ chứng tỏ, vụ nổ Tungút là một vụ nổ hạt nhân.

Giải thích về vụ nổ Tunggút

        Nhà vật lý địa cầu Liên Xô trước đây Xôrôtôp và nhà thiên văn Mikhaiin, từng nhiều lần tiến hành khảo sát tại hiện trường. Tại nơi đó họ cũng phát hiện được dấu vết của những vật phóng xạ. Xôrôtốp còn dùng thực nghiệm chứng minh được tàn dư bức xạ của “nguồn năng lượng vật lý sinh vật” vẫn còn tồn tại ở hiện trường xảy ra vụ nổ; cũng có nghĩa là, như mọi người đều biết, trong bom nguyên tử và bom khinh khí mói có các chất plu-tô-ni 235 và u-ran. Mà trên Trái Đất lúc bấy giờ, loài người vẫn chưa tìm ra hai loại nguyên tố” có tính phóng xạ đó.
     Tóm lại, vụ nổ Tungút xảy ra ở miền Tây Xibiri năm 1908, cho. đến nay vẫn là một bí mật của thế giới. Tuy rằng liền tục có những suy luận mới được đưa ra, nhưng ý kiến nào có thể trở thành kết luận cuối cùng, thì còn phải chờ các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đi sâu khảo sát thăm dò và nghiên cứu. Chúng ta tin chắc rằng, sẽ có một ngày, bí mật về vụ nổ Tun-gút sẽ được nghiên cứu rõ và công bố trước toàn thế giới.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngoài hành tinh, đĩa bay