Xưa nay tai họa loài người mấy ai hay.
Bộ sách “Môsơpôrôđô” ra đời vào năm 1500 trước Công nguyên, đã kể lại những thảm cảnh giống như bom nguyên tử nổ ở Hyrôsima Nhật Bản.
Thời nhà Minh ở Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh cũng xảy ra một tai nạn khủng khiếp chưa từng có, khiến người ta phải kinh hoàng.
Mới hơn trăm năm giống đây, một quả cầu lửa bí ẩn bay qua trên bầu trời Xibiri của Nga đã gây ra “vụ nổ Tungút” khủng khiếp, huỷ diệt bao nhiêu là cây cối. May mà vùng Tungút dân cư thưa thớt.
Rồi trên thế giới liên tiếp có những người một mình hoặc có khi cả đám người bỗng dưng mất tích, không phải là chuyện hiếm nữa. Những hiện tượng như vậy trong thời cận đại cho đến nay, liên tiếp xảy ra.
Cùng với việc sử dụng máy bay, phương tiện giao thông hiện đại được phát triển rộng rãi, lại liên tục xảy ra những vụ tai nạn máy bay.
Bộ sách “Môsơpôrôđô” ra đời vào năm 1500 trước Công nguyên, đã kể lại những thảm cảnh giống như bom nguyên tử nổ ở Hyrôsima Nhật Bản.
Thời nhà Minh ở Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh cũng xảy ra một tai nạn khủng khiếp chưa từng có, khiến người ta phải kinh hoàng.
Mới hơn trăm năm giống đây, một quả cầu lửa bí ẩn bay qua trên bầu trời Xibiri của Nga đã gây ra “vụ nổ Tungút” khủng khiếp, huỷ diệt bao nhiêu là cây cối. May mà vùng Tungút dân cư thưa thớt.
Rồi trên thế giới liên tiếp có những người một mình hoặc có khi cả đám người bỗng dưng mất tích, không phải là chuyện hiếm nữa. Những hiện tượng như vậy trong thời cận đại cho đến nay, liên tiếp xảy ra.
Cùng với việc sử dụng máy bay, phương tiện giao thông hiện đại được phát triển rộng rãi, lại liên tục xảy ra những vụ tai nạn máy bay.
Tai hoạ thiên nhiên luôn đi theo với sự phát triển của loài người. Điều đó đã được lịch sử chứng minh nhiều lần. vỏ Trái Đất yếu mềm luôn bị lực mạnh từ bên trong dồn ép từng giờ từng phút, và từng giờ từng phút vẫn đang chịu đựng sự tác động của dung nham nóng chảy trong lòng Trái Đất. Thế là, động đất và núi lửa trở thành hình thức chủ thể của những tai nạn tự nhiên.
Trong lịch sử, loài người đã từng trải qua nhiều tai họa bí ẩn không thể nào hiểu nổi. Cho đến giai đoạn cận hiện đại, những tai họa khủng khiếp với quy mô to lớn, tuy đã ít đi, nhưng các vụ con người mất tích và các loại công cụ giao thông mất tích thì xảy ra liên tiếp. Điều đó phải chăng chứng tỏ loài người, trong khi phải gánh chịu những tai họa thiên nhiên, lại còn phải chịu những uy hiếp của một sức mạnh phi tự nhiên nào đó? Vấn đề khó là ở chỗ, lai lịch của những tai họa bí ẩn đó không thể điều tra ngược trở lại được, mà bề ngoài, lại tựa hồ ẩn giấu một nhân tố tự nhiên nào đó chưa thể biết được.
Nói tóm lại, nguyên nhân dẫn đến những tai họa bí ẩn vừa có khả năng liên quan đến những hiện tượng thiên nhiên mà ta chưa biết, lại vừa có khả năng liên quan đến những nền văn minh nào đó mà ta cũng chưa biết. Dù rằng rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cái gọi là hiện tượng tai họa bí ẩn chỉ là những hiện tượng tai họa thiên nhiên tạm thời ta chưa rõ nguyên nhân. Nhưng có rất nhiều dấu vết chứng tỏ: Rất có khả năng là những nhân tố văn minh ta chưa biết đã dẫn đến đa số những vụ tai họa bí ẩn.
Nếu chúng ta có thể xác nhận, buổi bình minh của lịch sử loài người đã từng bị tập kích bởi vũ khí hạt nhân, vậy thì trong đó có hai loại khả năng: Có tồn tại những nền văn minh trên Trái Đất mà đã vượt xa thời đại lịch sử lúc bấy giờ, hoặc là những trí tuệ đến từ ngoài Trái Đất. Đó là nói tới sự kiện “gò chết chóc” ở Nam Á.
Về vụ nổ ở Bắc Kinh triều Minh Trung Quốc, và vụ nô Tungút ở Nga thì nên xem như thế nào? Dù là phán đoán từ góc độ thiên nhiên hay là phán đoán về khả năng phi thiên nhiên, đều không tìm thấy chứng cứ đáng lẽ phải có. Xem ra, chúng là những vụ tai họa bí ẩn trên Trái Đất mà người ta phải gác lại, chưa thể phá án.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: những
điều bí ẩn trên thế giới, người
ngoài hành tinh có thật hay không