Nguyên nhân về vụ nổ Tunggút

        Nhà khoa học Liên Xô Culích, khi tiến hành khảo sát thực địa vùng Tungút, kết hợp phởng vấn những cư dân địa phương, vẫn không tìm ra nguyên nhân của vụ nổ. Đáp án ấy vẫn là điều bí mật.
        Khi tiếp tục nghiên cứu mãi về sau Culích nhận thấy, vùng bị huỷ hoại là điểm rơi của một vẫn thạch khổng lồ. Trái Đất của chúng ta vẫn thường bị những vẫn thạch nhở tập kích. Trong Vũ Trụ dường như đầy những đá Vũ Trụ. Khi Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời thì phải chui qua những đá vũ trụ ấy. Khi có những đá vũ trụ đi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì tốc độ của chúng rất nhanh, thông thường mỗi giờ đạt tới hơn 10 vạn dặm Anh. Nhưng vì hầu hết chúng đều rất nhỏ, khi mới vào đến tầng cao của bầu khí quyển vì ma sát với không khí phát ra nhiệt, ban đêm chúng ta nhìn lên bầu trời thấy những vệt sáng chói di chuyển rất nhanh nên gọi là sao băng.

Nguyên nhân về vụ nổ Tunggút

        Thế nhưng thỉnh thoảng Trái Đất cũng gặp phải những khối đá lớn, khi đi vào bầu trời Trái Đất cháy nóng hừng hực. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, tại một khu vườn ở bang Ilinoi nước Mỹ, bỗng phát ra tiếng nổ ầm vang, một khối vẫn thạch khi xuyên qua nóc nhà lại rơi đúng vào một xe ô-tô. Năm 1954, tại bang Alabama nước Mỹ, một phụ nữ cũng bị vẩn thạch rơi trúng. Đó là những ghi chép duy nhất về vẫn thạch gây thương vong trên thế giới.
      Vụ nổ Tungút năm 1908, người ta nghe được tiếng nổ từ khoảng cách xa 600 dặm Anh. Dường như tất cả cây cối trong vòng 50 dặm Anh đều bị hủy hoại. Trung tâm vụ nổ này cũng rất dễ được xác định, bởi vì tất cả các cây cối bị đổ ngã đều hướng về trung tâm. Nhưng tại nơi đó lại không tìm thấy vẫn thạch, mà cũng chang thấy hố vẫn thạch, mà chỉ có một cái đầm. Quanh đầm là những cây khô nhẵn thín. Những cây đó tuy không còn sống, nhưng vẫn còn tồn tại ở đó, và đều không có một cái cành nào. Đó là một đầu mối quan trọng. Rõ ràng nơi ấy đã xảy ra vụ nổ lớn, dẫn đến một vụ cháy lớn, nhưng lửa không tiếp xúc tới mặt đất, có khả năng là do một luồng hơi tốc độ cực nhanh, nhiệt độ cực nóng, ộp tháng từ trên xuống, đốt cháy tất cả cành cây, sau đó tản ra theo phương nằm ngang, nên da Jam do hết cây CÔI và đốt cháy chúng suốt trên dọc đường đi.
     Vậy thì nguyên nhân gì? Giải thích cách gì cũng đầy rẫy mâu thuẫn. Bởi vậy vụ hởa hoạn dớ cũng trở thành một điều bí mật không giải thích được trong lịch sử ngành thiên văn thế giới.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: những điều kỳ bí trên thế giới, đĩa bay